Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, trước khi thực hiện Đề án cấp nước sạch nông thôn (năm 2015), tỉnh Đồng Nai có 95,11% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 48,83% dân số nông thôn sử dụng nguồn nước đạt Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế (gọi tắt là QC02); 121/121 trạm y tế xã được sử sụng nước hợp vệ sinh, 50,29% sử dụng nước đạt QC02; 100% các trường học trên địa bàn nông thôn được sử dụng nước đạt QC02. Mặc dù tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khá cao (95,11%), tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch theo QC02 còn thấp, chỉ đạt 48,83%. Số lượng công trình cấp nước tập trung chưa nhiều, qui mô công trình rất nhỏ, một số công trình hiện có đã vận hành vượt quá công suất thiết kế gây thiếu nước cục bộ trong mùa khô hoặc chưa có hệ thống xử lý, chất lượng nước chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, mạng tuyến ống phân phối nước và tuyến ống chuyển tải bổ sung nguồn nước giữa các công trình còn hạn chế nhưng chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng. Chưa kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác kinh doanh nước sạch để hình thành thị trường nước sạch ở nông thôn. Nguồn nước thô cung cấp cho các trạm cấp nước phân bố không đều, chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm, không ổn định và có nguy cơ suy giảm về trữ lượng, chất lượng nước. Chất lượng nguồn nước mặt ngày càng suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xử lý của các nhà máy nước. Một số công trình nguồn thu không đủ chi phí quản lý nên nhanh xuống cấp, chất lượng cấp nước không ổn định, thiếu tính bền vững. Để nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng Đề án. Qua 5 năm thực hiện, đến năm 2020 tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100% (đạt mục tiêu); Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo QC02 đạt 80,74% (cao hơn 0,74% so với mục tiêu của Đề án), trong đó: cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung là 10,74%, đấu nối từ các công trình cấp nước đô thị là 12,53%, thiết bị lọc nước là 15,42%, từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình là 42,05%; Duy trì tỷ lệ 100% các trường mầm non, phổ thông và các trạm y tế xã ở nông thôn sử dụng nước sạch đạt QC02 (đạt mục tiêu). Như vậy, việc triển khai thực hiện Đề án đã duy trì tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100%; các trường mầm non, phổ thông và các trạm y tế xã ở nông thôn sử dụng nước sạch đạt QC02 đạt 100%; số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo QC02 hàng năm tăng bình quân 5,31%. phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch_
Công trình cấp nước tập trung xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất
Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, duy trì tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch theo QC01 (hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 85%; duy trì tỷ lệ 100% các trường mầm non, phổ thông và các trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QC01 (hoặc quy chuẩn địa phương). Một số nhiệm vụ và giải pháp được ngành nông nghiệp đề xuất thực hiện như: Về cơ chế chính sách: Ban hành mức hỗ trợ cụ thể của địa phương theo mức quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các địa phương và ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu thu hồi đất và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cấp nước. Gắn mục tiêu cấp nước sạch cho người dân nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí để thực hiện công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn. Về thông tin – truyền thông, giáo dục – vận động: Tăng cường công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân về sử dụng nước sạch nông thôn nhằm nâng cao sức khỏe của người dân. Xây dựng kế hoạch truyền thông tại các tuyến từ cấp tỉnh, huyện, xã; lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các chương trình, dự án có liên quan như Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe. Thông qua công tác tuyên truyền vận động trực tiếp để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và lắp đặt đồng hồ nước đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư, phát huy tối đa công suất nhà máy, tăng nhanh số lượng hộ được sử dụng nước sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng công trình và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, sắp xếp hợp lý các đơn vị quản lý hệ thống cấp nước. Về công tác quản lý hệ thống cấp nước sau đầu tư: Thông qua công tác tuyên truyền vận động trực tiếp để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và thủy kế vào hộ dân đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư hoàn thành, nhằm phát huy tối đa công suất nhà máy, công trình tăng số lượng hộ dân được sử dụng nước sạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn tại các địa phương; đôn đốc công tác sửa chữa, nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình. Đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh khung giá nước đảm bảo thu đủ chi phí vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn. Nguyễn Ngọc
Nguồn: sonongnghiep.dongnai.gov.vn
GS Ngô Bảo Châu: ‘Tôi không quá quan trọng kết quả học, điểm số của con mình’Trong lần hiếm hoi nói về gia đình và việc giáo dục con, GS Ngô Bảo Châu cho biết […]
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch phân bổ sử dụng vaccine phòng Covid-19 đợt 12 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong đợt này, […]
Sở Y tế vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine cho người lao động của doanh nghiệp 3 […]
Ngày 5-10, Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cho hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh về quê theo nguyện vọng. 15-5-10-2021-nam.jpg Hàng ngàn người dân được […]
Ngày 24-9, Tại H.Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn về tình hình thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, […]
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Tỉnh tháo gỡ khó khăn cho phương tiện lưu thông thuận lợi. Ảnh minh họa […]
Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã trở […]
Đến với hồ Khe Tân vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. […]
Ngay từ khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã khẩn trương thành lập Tổ Công tác […]
Nằm trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngày 29/8, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình nấu nước uống chanh-sả-gừng, đóng chai và chuyển đến trao tặng […]
Chiều ngày 03/9, thành phố Biên Hòa đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 251 người dân thuộc nhóm đối tượng là cán bộ hưu trí, người trên 65 tuổi tại phường Thống […]
Ngày 2-9, Công an TP.Biên Hòa đã tiến hành làm việc với Nguyễn Minh Tiến (27 tuổi, ngụ KP.8B, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi đăng tải thông tin sai sự […]
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa vừa tổ chức đến thăm hỏi, động viên và trao nhu yếu phẩm cho các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên […]
“Siêu phường” Trảng Dài có vùng phong tỏa toàn bộ các khu phố 2, 2A, 3A, 4, 4A, 4B, 4C, 5, 5A và một phần khu phố 3 với tổng cộng 30.554 hộ dân, 111.163 […]
Ngày 2-9, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, […]
Báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch covid-19 tỉnh cho biết, trong ngày 4-9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.290 ca nhiễm COVID-19, đây là ngày có số ca ghi […]