Theo kết quả phản hồi từ phiếu khảo sát của 188/879 doanh nghiệp trong khu công nghiệp do Ban Quản lý Các khu công nghiệp thực hiện, tất cả các doanh nghiệp phản hồi đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trực tiếp.​ Đại dịch Covid -19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở tất cả các loại hình, quy mô doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tình. Tính riêng trong khu công nghiệp, đến ngày 9/6/2020 có 10.277 lao động của 79 doanh nghiệp bị mất việc làm; trong 196 doanh nghiệp bị ảnh hưởng có 03 doanh nghiệp bị giải thể và 61 doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất một thời gian. Theo kết quả phản hồi từ phiếu khảo sát của 188/879 doanh nghiệp trong khu công nghiệp do Ban Quản lý Các khu công nghiệp thực hiện, tất cả các doanh nghiệp phản hồi đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trực tiếp, doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn ngay cả khi Việt Nam đã khống chế được dịch do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, cụ thể: – Phân theo nhóm ngành: 15 doanh nghiệp ngành may mặc (chiếm 8%); 16 doanh nghiệp ngành da giày (chiếm 8,5%); 10 doanh nghiệp ngành dệt sợi (chiếm 5,3%); 31 doanh nghiệp sản xuất linh kiện; phụ tùng ô tô (chiếm 16,5%); 21 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện (chiếm 11,2%); 8 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ (chiếm 4,3%); còn lại là một số doanh nghiệp thuộc các ngành khác như hóa chất, chế biến thực phẩm,… – Phân theo quy mô doanh nghiệp: trong số 188 doanh nghiệp phản hồi bị ảnh hưởng có 90 doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người (chiếm tỷ lệ 47,9%). – Phân theo vốn đầu tư: 42 doanh nghiệp có vốn dưới 01 triệu USD (chiếm 22,3%); 93 doanh nghiệp có vốn từ 01-10 triệu USD (chiếm 49,5%); 26 doanh nghiệp có vốn từ 10-30 triệu USD (chiếm 13,8%); 09 doanh nghiệp có vốn từ 30-50 triệu USD (chiếm 4,8%); 18 doanh nghiệp có vốn trên 50 triệu USD (chiếm 9,6%). – Các khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong thời gian dịch Covid-19, chủ yếu: khó khăn tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng sản xuất kinh doanh, đến khả năng trả lương cho nhân viên, khả năng đóng các khoản phí công đoàn, khả năng đóng các khoản BHXH, khả năng đóng quỹ phòng chống thiên tai; thiếu nguyên liệu đầu vào từ nguồn trong nước (64/118 doanh nghiệp khảo sát); thiếu nguyên liệu đầu vào từ nguồn nhập khẩu (93/118 doanh nghiệp khảo sát); khó khăn về thị trường trong nước (125/doanh nghiệp khảo sát); khó khăn về thị trường xuất khẩu (126/118 doanh nghiệp khảo sát); khó khăn về nguồn vốn kinh doanh (124/118 doanh nghiệp khảo sát); áp lực nợ đến hạn phải trả 118 doanh nghiệp; áp lực về việc hoàn thành hợp đồng đã ký kết 86 doanh nghiệp. – Thiệt hại do tác động của đại dịch Covid-19 so với cùng kỳ năm 2019, có: + 94 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 50%) sẽ bị thiệt hại dưới 10 tỷ đồng, 44 doanh nghiệp (chiếm 23,4%) phản hồi thiệt hại rơi vào mức từ 10-50 tỷ đồng, 13 doanh nghiệp (chiếm 6,9%) bị ảnh hưởng từ 50-100 tỷ, 10 doanh nghiệp (chiếm 5,3%) ảnh hưởng từ 100-500 tỷ đồng và 03 doanh nghiệp (chiếm 1,6%) ảnh hưởng trên 500 tỷ đồng. + Giảm doanh thu: có 71 doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ 10-30% (chiếm 37,8%); 56 doanh nghiệp ảnh hưởng trên 30% (chiếm 29,8%); 41 doanh nghiệp ảnh hưởng trên 50% (chiếm 21,8%). + Tăng chi phí sản xuất 06 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019: 87 doanh nghiệp phát sinh từ 10-30% (chiếm 46,3%), 33 doanh nghiệp phát sinh từ 30-50% (chiếm 17,6%); 02 doanh nghiệp phát sinh trên 50%. + Giảm số lượng đơn hàng: 69 doanh nghiệp giảm từ 10-30% (chiếm 36,7%); 54 doanh nghiệp giảm trên 30% (chiếm 28,7%); 48 doanh nghiệp giảm trên 50% (chiếm 25,5%). + Về xuất khẩu: 53 doanh nghiệp giảm từ 5-30% (chiếm 28,2%); 31 doanh nghiệp giảm từ 30-50% (chiếm 16,5%); 28 doanh nghiệp giảm trên 50% (chiếm 14,9%) và 16 doanh nghiệp tạm ngưng xuất khẩu (chiếm 8,5%). + Việc ảnh hưởng của Covid -19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục của doanh nghiệp trong năm 2020: có 73 doanh nghiệp giảm 5-30% quy mô sản xuất (chiếm 38,8%), 50 doanh nghiệp giảm từ 30-50% quy mô sản xuất (chiếm 26,6%); 33 doanh nghiệp giảm trên 50% quy mô sản xuất (chiếm 17,6%) và có 10 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động từ quý II/2020. + Dự báo quy mô hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid-19: 85 doanh nghiệp giảm từ 10-30% quy mô sản xuất (chiếm 45,2%); 40 doanh nghiệp giảm từ 30-50% quy mô sản xuất (chiếm 21,3%); 26 doanh nghiệp giảm trên 50% quy mô sản xuất (chiếm 13,8%); 04 doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất. + Thời gian dự kiến doanh nghiệp sẽ ổn định trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh: 50/188 doanh nghiệp dự kiến sẽ ổn định trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh từ Quý III/2020; 61/188 doanh nghiệp dự kiến sẽ ổn định trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh từ Quý IV/2020; 43/188 doanh nghiệp dự kiến sẽ ổn định trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2021. + Các giải pháp của doanh nghiệp đối với người lao động: 43/188 doanh nghiệp có giải pháp trả lương bình thường; đảm bảo lương tối thiểu; tăng cường đào tạo người lao động để nâng cao kỹ năng; năng suất làm việc, cung cấp các trang thiết bị bảo hộ, phòng chống dịch bệnh cho người lao động; 58/188 doanh nghiệp phải lựa chọn giảm giờ làm, giảm lương để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh. + Các giải pháp của doanh nghiệp trong sản xuất – kinh doanh: 176/188 doanh nghiệp có các giải pháp tăng cường thêm các dịch vụ online, marketing online, làm việc online; Duy trì đơn đặt hàng hiện tại, không đẩy mạnh thêm sản xuất; Cải tiến quy trình để đáp ứng điều kiện bảo đảm phòng chống dịch bệnh trong nhà máy; Tập trung cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D); Xây dựng phương án kinh doanh theo các kịch bản kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Nguyễn Bình

    Nguồn: hdnd.dongnai.gov.vn


    Bản đồ

    bản đồ