Thực hiện chương trình giám sát năm 2020, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 430/KH-HĐND ngày 04/8/2020 và Quyết định số 20/QĐ-HĐND ngày 04/9/2020 về giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát cho thấy: Trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN, công tác quy hoạch và phát triển CCN đã đạt được một số kết quả, các CCN đi vào hoạt động đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Với việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển CCN; quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực để thu hút doanh nghiệp, đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng CCN nhằm tạo quỹ đất sạch có hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút các nhà đầu tư; bảo đảm các vấn đề về môi trường, nhu cầu phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách. Một số kết quả đạt được như sau: Theo quy hoạch phát triển CCN giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Đồng Nai sẽ hình thành 27 CCN với tổng diện tích là 1.496,8 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp dành cho thuê là 942,4 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 24/27 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 18/27 CCN đã được phê duyệt quyết định thành lập, trong đó: 13/18 CCN đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và 10/18 CCN đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Về tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN: Có 04 CCN đã đầu tư hạ tầng CCN tương đối hoàn chỉnh, thực hiện tiếp nhận dự án thứ cấp hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN. Về thu hút các dự án sản xuất kinh doanh đầu tư vào CCN: Có 16/27 CCN đã thu hút 190 dự án thứ cấp đạt tỷ lệ lấp đầy đạt 63,3% và chiếm tỷ lệ 36,92% tổng diện tích đất quy hoạch CCN, tạo việc làm cho nhiều lao động. Trong 190 dự án thứ cấp đăng ký đầu tư, có 137 dự án đang hoạt động, 47 dự án đang thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng và vận hành thử nghiệm và 06 dự án ngưng hoạt động; 87/190 dự án đã thực hiện thủ tục môi trường.
CCN VLXD Tân An huyện Vĩnh Cửu co công ty cổ phần sahado làm chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng CCN
Về chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Trong giai đoạn 2016-2020, có 02 CCN (Phú Túc huyện Định Quán và Long Giao – huyện Cẩm Mỹ) được UBND tỉnh chấp thuận tạm ứng vốn chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng với số tiền khoảng 95,494 tỷ đồng, tạo quỹ đất sạch nhằm hình thành CCN về chế biến về nông sản; 01 CCN Phú Thạnh – Vĩnh Thanh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch được hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN; 01 đơn vị là Trung tâm phát triển và dịch vụ công ích thành phố Biên Hòa được ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời gian 04 năm đầu để trả lương cho 03/20 viên chức của Trung tâm. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như sau: Việc triển khai đề án quy hoạch, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020, tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra; vệc lập quy hoạch phát triển CCN ở một số địa phương chưa phù hợp, cụ thể: Một số khu vực được quy hoạch CCN ở những vị trí không thuận lợi, chưa có hạ tầng kết nối đến các vị trí quy hoạch CCN (CCN Thanh Bình, CCN An Viễn – huyện Trảng Bom, CCN Phú Vinh – huyện Định Quán); 11/27 CCN được đề xuất quy hoạch trên cơ sở khoanh vùng những khu vực đã có dự án hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có CCN Dốc 47 – thành phố Biên Hòa và Thạnh Phú – Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu có diện tích công nghiệp dành cho thuê đã lấp đầy, dẫn đến khó khăn trong việc kêu gọi thu hút nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư và quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự trong khu vực này; tiến độ xử lý CCN hình thành trước Quy chế quản lý CCN kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành trước 31/12/2017 thực hiện còn chậm; việc triển khai thực hiện dự án đầu tư kết nối hạ tầng kỹ thuật đối với một số CCN đã có quyết định thành lập còn chậm so với tiến độ ghi trong dự án; một số CCN đầu tư chưa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật… Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và chính sách di dời bảo tồn các cơ sở gốm mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Biên Hòa chưa đạt hiệu quả, cụ thể: Qua 05 năm triển khai thực hiện đến nay chỉ có 02 CCN được hỗ trợ ứng vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng, đạt tỷ lệ 50% mục tiêu đề ra; 01 CCN được hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đạt 10% mục tiêu đề ra (một số CCN đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng nhưng chưa đủ điều kiện để được xem xét hỗ trợ); chưa có doanh nghiệp thuộc diện di dời được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển di dời, xây dựng cơ sở (một số CCN đã lấp đầy diện tích đất cho thuê, một số CCN đang triển khai đầu tư hạ tầng do đó chưa có quỹ đất sạch để thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp di dời vào CCN); các doanh nghiệp sản xuất Gốm trong khu vực thành phố Biên Hòa chậm thực hiện các thủ tục pháp lý để di dời, đầu tư xây dựng nhà xưởng theo phương án được duyệt và nộp hồ sơ hỗ trợ trước ngày 01/6/2018, không được hỗ trợ 60% chi phí đầu tư hạ tầng theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của UBND tỉnh (căn cứ pháp lý để ban hành chính sách này đã hết hiệu lực từ 1/6/2018). Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện: Quy mô diện tích của CCN được quy định tối đa không quá 75ha, diện tích đất công nghiệp dành cho thuê chiếm khoảng 60% diện tích đất quy hoạch CCN nhưng về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tư xây dựng tương đương với đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, suất đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư thấp, khó khăn trong việc mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng; đối với chủ đầu tư CCN là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, không thực hiện chức năng kinh doanh hạ tầng CCN, không thu phí hạ tầng mà thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở vốn góp từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong CCN, do đó còn hạn chế về nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý CCN; công tác quản lý các CCN còn hạn chế, bất cập; thủ tục hành chính của một số ngành, lĩnh vực còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa ngành và cấp trong việc giải quyết một số nội dung có liên quan đến hoạt động của các CCN chưa chặt chẽ… Từ những khó khăn, hạn chế nêu trên, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện rà soát những điểm còn nêu trong phần hạn chế để có giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện một số công việc sau: – Tổ chức tổng kết đánh giá quy hoạch và phát triển CCN giai đoạn 2013-2020; Nghị quyết số 189/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 và Nghị quyết số 94/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh phân tích những thuận lợi, hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời xây dựng phương án phát triển CCN cho giai đoạn tiếp theo để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; nghiên cứu quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ vể quản lý, phát triển CCN, trong trường hợp cần thiết cần tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ trong giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo động lực thu hút nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển hạ tầng CCN, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định. – Đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong CCN triển khai thủ tục đầu tư, xây dựng, môi trường đảm bảo đúng quy định và triển khai thực hiện dự án theo tiến độ được phê duyệt. – Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội dung theo Quy chế đối với chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN theo quy định, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh, nộp phí sử dụng hạ tầng, chậm triển khai thực hiện dự án theo tiến độ được phê duyệt hoặc được gia hạn, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngành nghề sản xuất kinh doanh không phù hợp với mục tiêu thành lập CCN, nhằm tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp, có quỹ đất sạch để thu hút doanh nghiệp thứ cấp, đồng thời tạo nguồn kinh phí để đầu tư, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường, an ninh trật tự trong CCN. – Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trên các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, rút ngắn quy trình và thời gian thực hiện các thủ tục nhằm tạo cơ hội cho nhà đầu tư khi đầu tư và triển khai dự án trên địa bàn…
Nguyễn Bình
Nguồn: hdnd.dongnai.gov.vn
GS Ngô Bảo Châu: ‘Tôi không quá quan trọng kết quả học, điểm số của con mình’Trong lần hiếm hoi nói về gia đình và việc giáo dục con, GS Ngô Bảo Châu cho biết […]
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch phân bổ sử dụng vaccine phòng Covid-19 đợt 12 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong đợt này, […]
Sở Y tế vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine cho người lao động của doanh nghiệp 3 […]
Ngày 5-10, Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cho hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh về quê theo nguyện vọng. 15-5-10-2021-nam.jpg Hàng ngàn người dân được […]
Ngày 24-9, Tại H.Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn về tình hình thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, […]
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Tỉnh tháo gỡ khó khăn cho phương tiện lưu thông thuận lợi. Ảnh minh họa […]
Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã trở […]
Đến với hồ Khe Tân vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. […]
Ngay từ khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã khẩn trương thành lập Tổ Công tác […]
Nằm trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngày 29/8, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình nấu nước uống chanh-sả-gừng, đóng chai và chuyển đến trao tặng […]
Chiều ngày 03/9, thành phố Biên Hòa đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 251 người dân thuộc nhóm đối tượng là cán bộ hưu trí, người trên 65 tuổi tại phường Thống […]
Ngày 2-9, Công an TP.Biên Hòa đã tiến hành làm việc với Nguyễn Minh Tiến (27 tuổi, ngụ KP.8B, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi đăng tải thông tin sai sự […]
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa vừa tổ chức đến thăm hỏi, động viên và trao nhu yếu phẩm cho các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên […]
“Siêu phường” Trảng Dài có vùng phong tỏa toàn bộ các khu phố 2, 2A, 3A, 4, 4A, 4B, 4C, 5, 5A và một phần khu phố 3 với tổng cộng 30.554 hộ dân, 111.163 […]
Ngày 2-9, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, […]
Báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch covid-19 tỉnh cho biết, trong ngày 4-9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.290 ca nhiễm COVID-19, đây là ngày có số ca ghi […]