Nhằm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Ngày 28/4/2021, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương; Đại diện cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Bộ, ngành liên quan; Đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT; Đại diện một số Hiệp hội ngành hàng, Doanh nghiệp, Hợp tác xã; Cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản để thực hiện hoàn thành kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Ông Lê Minh Hoan đề nghị hội nghị toàn quốc về chế biến và thị trường nông sản cần được tổ chức định kỳ hàng năm, luân phiên tại các địa phương để thúc đẩy chế biến, bảo quản và phát triển thị trường nông sản. Đây là diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn chính sách và cập nhật các xu hướng mới, để nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị của bộ, lãnh đạo UBND, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương xem thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiếp tục quan tâm định hướng phát triển thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đang tích cực phát triển thị trường khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực chế biến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực liên quan khác. Sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bảo hộ khai thác các tài sản sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông sản. Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng cổng thông tin quốc gia về truy suất nguồn gốc, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm nông sản. Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nước ta nói chung phát triển vượt bật. Nhiều ngành hàng như lúa gạo, thủy sản, cà phê… đã nằm trong nhóm các nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Nông sản nước ta đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Những kết quả đó là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học trong lĩnh vực giống, kỹ thuật canh tác và sự cần cù sản xuất của nông dân, nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng quan hệ hợp tác của nước ta với các nước… Dù đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng có thể nhìn nhận nhiều tiềm năng của ngành nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, tiêu thụ nông sản của nông dân còn nhiều khó khăn. Công nghiệp chế biến, chế biến sâu, công nghiệp bảo quản của nhiều ngành hàng chưa được quan tâm và phát triển. Nhiều loại nông sản như rau quả của nước ta chỉ tiêu thụ dạng tươi nên tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao, tỉ lệ gia tăng của sản phẩm chế biến còn thấp… Do đó, việc tìm ra các giải pháp nâng cao công nghệ chế biến, thúc đẩy phát triển thị trường nông sản là vấn đề quan trọng cần giải quyết. Các đại biểu nghe báo cáo và thảo luận các chuyên đề: Tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản – Đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm; Xu thế công nghệ chế biến của thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản; Thúc đẩy ứng dụng khoa học dữ liệu trong chế biến và phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp; Tôm đạo đức – Từ ao nuôi đến bàn ăn; Thúc đẩy tạo sản phẩm giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp từ phụ phẩm tôm; Kết nối công nghệ chế biến với thị trường nông sản – Bài học kinh nghiệm nhìn từ trường hợp Vinamit; Chế biến rau quả – Đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La; Xây dựng và bảo hộ tài sản trí tuệ cho nông sản Việt Nam; Mở cửa, phát triển thị trường nông sản tại Trung Quốc – Những vấn đề cần quan tâm; Nông sản Việt kết nối với thị trường Châu Âu – nhu cầu và một số giải pháp; Xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc và EU qua Local Gap. Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản Nguyễn Quốc Toản báo cáo chuyên đề chế biến và phát triển thị trường nông sản Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, nguồn cung sản lượng nông nghiệp của nước ta hàng năm khoảng 48,63 triệu tấn lúa ngô; 26,8 triệu tấn rau quả; 4,58 triệu tấn cây công nghiệp lâu năm; sản phẩm chăn nuôi có 6,5 triệu tấn thịt, sữa và 13,8 tỷ quả trứng; 8,4 triệu tấn thủy sản; 20,5 triệu m3 gỗ và lâm sản. Cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước mỗi năm có khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, trình độ quản lý chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, dao động từ 10 – 25%, phương pháp bảo quản còn đơn giản, lạc hậu. Cơ cấu sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp, chiếm tới 70 – 80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 15 – 30%; sản phẩm có tính tiện dụng cao như làm sẵn, ăn liền còn thấp, chủ yếu là bán thành phẩm cho chế biến tiếp theo. Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập; chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản khá cao, chiếm tỷ lệ khoảng 20 – 25% (các nước trong khu vực khoảng 10 – 15%). Đây cũng là điểm nghẽn lớn trong xuất khẩu nông sản hiện nay. Các giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên được đề ra như: Cơ cấu lại nông nghiệp, tập trung giá trị gia tăng theo hướng tạo liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia tái cơ cấu; chú trọng phát triển chế biến sâu, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu năng, giảm chi phí, xây dựng thương hiệu, phân phối thị trường tốt; xác lập tư duy thị trường để thích ứng bối cảnh thị trường; đổi mới trong từng công đoạn nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản; liên kết tạo dựng nền công nghiệp chế biến nông sản đồng bộ, hiện đại… Hội nghị đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới đan xen nhiều thách thức và cơ hội, đặc biệt trong sự biến đổi linh hoạt và nhanh chóng xu thế công nghệ chế biến của thế giới, vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam; vấn đề áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu. Tống Thanh Lộc – PKD
Nguồn: sonongnghiep.dongnai.gov.vn
GS Ngô Bảo Châu: ‘Tôi không quá quan trọng kết quả học, điểm số của con mình’Trong lần hiếm hoi nói về gia đình và việc giáo dục con, GS Ngô Bảo Châu cho biết […]
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch phân bổ sử dụng vaccine phòng Covid-19 đợt 12 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong đợt này, […]
Sở Y tế vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine cho người lao động của doanh nghiệp 3 […]
Ngày 5-10, Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cho hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh về quê theo nguyện vọng. 15-5-10-2021-nam.jpg Hàng ngàn người dân được […]
Ngày 24-9, Tại H.Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn về tình hình thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, […]
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Tỉnh tháo gỡ khó khăn cho phương tiện lưu thông thuận lợi. Ảnh minh họa […]
Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã trở […]
Đến với hồ Khe Tân vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. […]
Ngay từ khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã khẩn trương thành lập Tổ Công tác […]
Nằm trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngày 29/8, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình nấu nước uống chanh-sả-gừng, đóng chai và chuyển đến trao tặng […]
Chiều ngày 03/9, thành phố Biên Hòa đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 251 người dân thuộc nhóm đối tượng là cán bộ hưu trí, người trên 65 tuổi tại phường Thống […]
Ngày 2-9, Công an TP.Biên Hòa đã tiến hành làm việc với Nguyễn Minh Tiến (27 tuổi, ngụ KP.8B, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi đăng tải thông tin sai sự […]
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa vừa tổ chức đến thăm hỏi, động viên và trao nhu yếu phẩm cho các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên […]
“Siêu phường” Trảng Dài có vùng phong tỏa toàn bộ các khu phố 2, 2A, 3A, 4, 4A, 4B, 4C, 5, 5A và một phần khu phố 3 với tổng cộng 30.554 hộ dân, 111.163 […]
Ngày 2-9, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, […]
Báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch covid-19 tỉnh cho biết, trong ngày 4-9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.290 ca nhiễm COVID-19, đây là ngày có số ca ghi […]