Thời gian qua, nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Nhất là kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát, tắm biển; trẻ em rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ… do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 19/9/2019 của UBND tỉnh về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 14 ngày 06/7/2020 của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; Công an tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, Công an các huyện, thành phố tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh, nhất là tai nạn đuối nước trẻ em. Thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh, các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, có giảm so với năm 2019 nhưng chưa nhiều.
Hiện nay, tình hình đuối nước trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, điển hình, ngày 13/4/2021 có 03 trẻ mầm non tử vong do đuối nước tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ. Hình ảnh 03 bé mầm non bị đuối nước khi chơi cạnh hố sau nhà Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của người dân, cộng đồng, xã hội về nguy cơ gây đuối nước còn hạn chế. Trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Trong khi đó, nhiều trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; nhiều địa phương có ao, hồ, sông, suối… tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước. Để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho người dân, nhất là trẻ em khi mùa hè, mùa mưa bão sắp đến gần, Công an tỉnh khuyến cáo một số biện pháp phòng tránh đuối nước và sơ cứu khi bị đuối nước như sau: *Một số biện pháp phòng tránh đuối nước 1. Người dân và trẻ em không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. 2. Cho trẻ đi bác sĩ khám sức khỏe để phát hiện các bệnh như: hen phế quản; viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn; viêm da dị ứng… không nên xuống nước vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi. 3. Chỉ bơi ở những nơi có người lớn, những nơi không có nước xoáy tại các khúc sông, suối; trẻ em khi bơi trong hồ bơi phải được giám sát của người lớn và khi bơi tại những khu vực trên cần thường xuyên mang điện thoại để gọi khi cần thiết, phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định về an toàn khi bơi. 4. Khi đi sông, suối người biết bơi cũng chỉ nên tắm gần bờ. 5. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao. Đặc biệt, khi phát hiện thấy người bị rơi, ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân và lập tức gọi cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114 hoặc y tế 115. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước. Ảnh minh họa (nguồn Internet) *Sơ cứu nạn nhân khi đuối nước Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay; đặt nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Đối với trẻ em không để não trẻ thiếu oxy quá 5 phút. Cần tránh xốc nước, vác trẻ chạy vòng vòng cho ra nước, do cách này không làm cho nước chảy ra ngoài mà nước từ dạ dày đi ra, đôi lúc nước còn chảy ngược vào phổi dẫn đến thiếu oxy, làm giảm cơ hội cứu sống trẻ. Nếu nạn nhân tím tái không thở, tim còn đập, phải thổi ngạt bằng cách hô hấp miệng – miệng, cứ 4 giây thổi 02 lần liên tiếp vào miệng nạn nhân cho đến khi nạn nhân thở lại đều.
Ảnh minh họa sơ cứu nạn nhân đuối nước Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ (sau khi dị vật và lưu dịch thoát ra ngoài), hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó, tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 dưới xương ức (1/2 đối với trẻ em) về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp – 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế. Ngọc Minh
Nguồn: congan.dongnai.gov.vn
GS Ngô Bảo Châu: ‘Tôi không quá quan trọng kết quả học, điểm số của con mình’Trong lần hiếm hoi nói về gia đình và việc giáo dục con, GS Ngô Bảo Châu cho biết […]
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch phân bổ sử dụng vaccine phòng Covid-19 đợt 12 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong đợt này, […]
Sở Y tế vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine cho người lao động của doanh nghiệp 3 […]
Ngày 5-10, Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cho hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh về quê theo nguyện vọng. 15-5-10-2021-nam.jpg Hàng ngàn người dân được […]
Ngày 24-9, Tại H.Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn về tình hình thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, […]
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Tỉnh tháo gỡ khó khăn cho phương tiện lưu thông thuận lợi. Ảnh minh họa […]
Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã trở […]
Đến với hồ Khe Tân vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. […]
Ngay từ khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã khẩn trương thành lập Tổ Công tác […]
Nằm trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngày 29/8, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình nấu nước uống chanh-sả-gừng, đóng chai và chuyển đến trao tặng […]
Chiều ngày 03/9, thành phố Biên Hòa đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 251 người dân thuộc nhóm đối tượng là cán bộ hưu trí, người trên 65 tuổi tại phường Thống […]
Ngày 2-9, Công an TP.Biên Hòa đã tiến hành làm việc với Nguyễn Minh Tiến (27 tuổi, ngụ KP.8B, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi đăng tải thông tin sai sự […]
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa vừa tổ chức đến thăm hỏi, động viên và trao nhu yếu phẩm cho các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên […]
“Siêu phường” Trảng Dài có vùng phong tỏa toàn bộ các khu phố 2, 2A, 3A, 4, 4A, 4B, 4C, 5, 5A và một phần khu phố 3 với tổng cộng 30.554 hộ dân, 111.163 […]
Ngày 2-9, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, […]
Báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch covid-19 tỉnh cho biết, trong ngày 4-9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.290 ca nhiễm COVID-19, đây là ngày có số ca ghi […]