Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động. Cơ cấu, tổ chức bộ máy đã được tăng cường một bước. Chất lượng hoạt động của HĐND được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội, phát huy được vai trò là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. ​ Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động. Cơ cấu, tổ chức bộ máy đã được tăng cường một bước. Chất lượng hoạt động của HĐND được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội, phát huy được vai trò là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Có được những kết quả này là do: Giám sát Tổ đại biểu được triển khai thực hiện đầy đủ trong nhiệm kỳ

     – Thứ nhất, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ Đảng ở địa phương đã lãnh đạo về bố trí nhân sự trong công tác tổ chức, lãnh đạo về chủ trương, định hướng hoạt động của HĐND; số lượng đại biểu và đại biểu hoạt động chuyên trách đều tăng so với nhiệm kỳ 2011-2016; vị thế của đại biểu chuyên trách được nâng cao (bố trí chức danh Phó Chủ tịch HĐND thay thế cho chức danh Ủy viên thường trực) và Tổ chức Thường trực và các ban của HĐND được kiện toàn từng bước (bổ sung Trưởng các Ban và Chánh Văn phòng); sự hướng dẫn, giám sát kịp thời của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của Chính phủ; – Thứ hai, pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND, về tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND được sửa đổi, bổ sung thể chế hoá được các chủ trương của Đảng, quy định tương đối cụ thể về tổ chức, phương thức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp, tạo hành lang pháp lý cho HĐND thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình;

    – Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc các cấp trong hoạt động của HĐND; HĐND các cấp có sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động; HĐND các địa phương mạnh dạn cải tiến nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực;

    – Thứ tư, cơ cấu cấu đại biểu tương đối hợp lý, bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu.

    – Thứ năm, các điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND đã được quan tâm; đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham mưu giúp việc tăng cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất được bổ sung; kinh phí hoạt động được nâng lên ở mức hợp lý hơn …

    Thường trực HĐND làm việc với sở, ngành để làm rõ ND giám sát Nguyên nhân chủ quan

    – Thứ nhất, một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND đã được ban hành nhưng chậm và chưa có sự thống nhất về thẩm quyền cho ý kiến đối với các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND (Ngày 30/01/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 về hướng dẫn một số hoạt động của HĐND). Nhiều quy định trong văn bản dưới luật ở dạng quy định mở về chủ thể ban hành nên việc áp dụng của các địa phương thiếu nhất quán (như ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm, danh mục tài sản chuyên dùng, các khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương), khiến cho việc triển khai thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn và thiếu nhất quán.

    – Thứ hai, Luật tổ chức Chính quyền địa phương, các luật chuyên ngành đã quy định thêm nhiều quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND tỉnh, trách nhiệm của HĐND tỉnh ngày càng lớn, công việc ngày càng nhiều như thông qua danh mục thu hồi đất hàng năm; quyết định chủ trương đầu tư công. Nhưng, việc giao quyền và nhiệm vụ với tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ. Số lượng biên chế ít trong khi các công việc phải thực hiện trong thời gian ngắn, do đó đòi hỏi nhân lực phải có kinh nghiệm và am hiểu nhiều lĩnh vực để đáp ứng yều cầu công việc.

    – Thứ ba, số lượng đại biểu được tăng lên, chất lượng đã được nâng lên một bước, nhưng còn ở mức thấp so với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế. Tỷ lệ đại biểu ở các cơ quan hành chính, chuyên môn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù Luật Tổ chức Chính quyền địa phương quy định đại biểu phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc cho hoạt động đại biểu nhưng thực tế hầu hết đại biểu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động của HĐND chưa nhiều.

    – Thứ tư, số lượng đại biểu chuyên trách tăng lên nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo HĐND một số địa phương thiếu tính ổn định đã ảnh hưởng đến hoạt động HĐND.

    – Thứ năm, một số trường hợp nhân sự lãnh đạo được phân công, điều động về HĐND chưa đáp ứng yêu cầu công việc của HĐND.

    – Thứ sáu, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND tuy đã được chú trọng, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Việc chia tách, sáp nhập Văn phòng tham mưu giúp việc cho HĐND tỉnh gây xáo trộn trong cơ cấu bộ máy.

    Nguyễn Thị Oanh

    Nguồn: hdnd.dongnai.gov.vn

     


    Bản đồ

    bản đồ