Trên cơ sở các quy định hiện nay, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đề xuất những kiến nghị như sau: ​ Kiến nghị các cấp ủy Đảng xem xét, lãnh đạo việc bố trí cán bộ đảm nhận nhiệm vụ ở HĐND các cấp theo hướng bố trí người đủ năng lực, đã có kinh nghiệm làm công việc chuyên môn nghiệp vụ ở lĩnh vực dự kiến bố trí và giảm cơ cấu trong các cơ quan hành chính nhà nước. Kiến nghị tăng cơ cấu cấp ủy trong bộ máy HĐND đặc biệt là đối với các cán bộ chuyên trách. Kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (trong đó có kiến nghị trong công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026) Chủ tọa kỳ họp báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến thảo luận tại kỳ họp thứ 5.

    Kỳ họp ​Hội đồng nhân dân tỉnh Về cơ cấu đại biểu của HĐND: Trong cơ cấu đại biểu HĐND cần xem xét tăng tỷ lệ đại biểu không hoạt động trong cơ quan quản lý nhà nước, tăng số đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu là cán bộ quản lý lãnh đạo vì hiện nay số đại biểu là cán bộ ở các cơ quan nhà nước, cấp ủy và đoàn thể đang chiếm tỷ lệ khá nhiều; có những đại biểu vừa giữ vai trò trong cơ quan quyền lực nhà nước vừa giữ vai trò là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thậm chí tư pháp. Trong khi đó chất vấn, buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quan quyền lực nhà nước về những khuyết điểm, tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan, cá nhân đó phụ trách; trả lời những nguyên nhân, biện pháp khắc phục khuyết điểm đó. Đây là vấn đề khách quan mà HĐND cũng như các đại biểu HĐND không thể vượt qua. Do vậy để khắc phục hạn chế này, cần phải có cơ cấu đại biểu HĐND một cách hợp lý. Hội nghị giám sát việc thực hiện Nghị quyết chất vấn và giải quyết kiến nghị của cử tri.

    Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để đưa ra những kiến nghị

    Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động đối với đại biểu HĐND cấp xã tại các đơn vị bầu cử vì Luật Tổ chức chính quyền địa phương không quy định tổ đại biểu HĐND cấp xã, tuy nhiên, thực tế các đại biểu ở cùng đơn vị bầu cử cần có mối liên hệ trong việc tổ chức và giữ mối liên hệ với cử tri. Trong hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với HĐND để tránh trùng lắp, không gây khó khăn, áp lực cho các cơ quan, đơn vị chịu sự thanh tra, giám sát. Kiến nghị với Chính phủ: Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của HĐND. Trước mắt, cần tập trung hướng dẫn về mô hình tổ chức và biên chế của Văn phòng giúp việc. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các cấp. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức có hiệu quả các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đại biểu HĐND vào đầu nhiệm kỳ 2021-2026. Xem xét, giữ quy định về các chế độ đặc thù của HĐND các cấp trong các nhiệm kỳ tiếp theo vì đây là chế độ cho hoạt động đại biểu, không phải là chế độ ngoài tiền lương. Kiến nghị với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chỉ đạo trong hệ thống UBMTTQVN các cấp tăng cường công tác phối hợp với HĐND các cấp; chú trọng hoạt động giám sát kết hợp với phản biện xã hội để có những kiến nghị kịp thời, cụ thể với hoạt động HĐND.

    Nguyễn Thị Oanh

    Nguồn: hdnd.dongnai.gov.vn

     


    Bản đồ

    bản đồ