Sau hơn 9 năm triển khai, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Giai đoạn 2011-2015, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, Nhà nước vẫn ưu tiên hàng năm tăng nguồn lực đầu tư cho Chương trình. Trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó: ngân sách nhà nước 266.785 tỷ đồng (31,3%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51,1%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (5,0%), cộng đồng dân cư 107.447 tỷ đồng (12,62%). Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp trong giai đoạn 1 chưa được chủ động bố trí và hàng năm thông báo chậm nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và hiệu quả triển khai chương trình, cũng như phần nào dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. 

    Huyện ​Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới Giai đoạn 2016-2020:

    Tính đến hết quý 1/2020, tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình trong 05 năm dự kiến khoảng 2.115.677 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2011-2015, trong đó vốn ngân sách Trung ương: 63.155,6 tỷ đồng (3%), vốn ngân sách đối ứng trực tiếp của địa phương: 241.034 tỷ đồng (11,39%); vốn doanh nghiệp: 105.540 tỷ đồng (5%); vốn huy động người dân và cộng đồng đóng góp: 139.298 tỷ đồng (6,6%). Tính chung trong 10 năm (2011-2020), cả nước đã huy động được khoảng 2.967.057 tỷ đồng (tương đương khoảng 134,8 tỷ USD, bình quân khoảng 13,46 tỷ ƯSD/năm). Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 402.854 tỷ đồng, chiếm 13,6%; chủ yếu là ngân sách địa phương các cấp (323.298 tỷ, chiếm 80,3% tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp) So sánh 02 giai đoạn, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 tăng 2,48 lần so với giai đoạn 2010-2015, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2016- 2020 cao gấp 3,85 lần so với giai đoạn 2010-2015 và đã được Chính phủ cân đối, bố trí đủ 100% theo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt, vốn đầu tư phát triển được các địa phương tập trung vào một số công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi … Vốn đối ứng của địa phương cao gấp 2,93 lần so với giai đoạn 2011-2015, bằng 3,8 lần so với nguồn vốn ngân sách trung ương và cao hơn gấp 1,85 lần so với quy định của Nghị quyết Quốc hội. Nguồn vốn huy động từ người dân và cộng đồng chiếm khoảng 6,6% trong cơ cấu tổng nguồn vốn nhưng tăng 1,3 lần so với giai đoạn 1, chủ yếu là do người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng NTM trên địa bàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, các địa phương đã chủ động rà soát, xác định cụ thể số nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình, đồng thời có các giải pháp quyết liệt như tập trung nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn NTM khi không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Đến thời điểm này, các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch và đã bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ.

    Lê Lài

    Nguồn: hdnd.dongnai.gov.vn


    Bản đồ

    bản đồ