Nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Trị An, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã triển khai thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và xây dựng quy hoạch phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước hồ Trị An”.
Ông Nguyễn Nguyễn Du, chủ nhiệm dự án cho biết, xu hướng hiện nay, bảo tồn đi đôi với phát triển. Đây là cách tiếp cận hiệu quả, vì vừa đáp ứng được các mục tiêu phát triển xã hội, vừa đáp ứng được các mục tiêu bảo tồn. Vì thế, nghiên cứu này sẽ tổng hợp và rà soát tất cả các kết quả của những nghiên cứu trước đây và kết hợp với thu thập số liệu bổ sung để đánh giá hiện trạng, đánh giá các tiềm năng phát triển thủy sản khu vực hồ Trị An kết hợp các mô hình phát triển du lịch. Đây là cơ sở khoa học vững chắc cung cấp cho các nhà quản lý để hoạch định và sử dụng nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Dự án tập trung nghiên cứu 4 nội dung gồm: nghiên cứu điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nguồn lợi và đa dạng sinh học thủy sản; nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm sinh học, sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản các loài cá ở các vùng đất ngập nước thuộc hồ Trị An; hiện trạng kinh tế, xã hội vùng đất ngập nước hồ Trị An và nghiên cứu xây dựng đề xuất quy hoạch phân khu chức năng để bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản các vùng đất ngập nước hồ Trị An. Theo kết quả nghiên cứu, hồ Trị An là hồ chứa lớn nhất của Việt Nam với diện tích vào thời điểm lớn nhất là 32.440 ha, thể tích 2,7 tỷ m3. Khí hậu vùng hồ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Chủ nhiệm dự án cho hay,Theo số liệu thủy văn hồ Trị An, trung bình tháng từ năm 2011-2017, do theo chế độ vận hành thủy điện, ghi nhận mức nước trung bình trong hồ thấp nhất vào tháng 6 hàng năm và mức nước hồ bắt đầu tăng dần vào các tháng 7,8 và đạt cao nhất vào tháng 10-12. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các phân khu chức năng của hồ Trị An. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn của khu vực lòng hồ Trị An phù hợp cho sự phát triển tự nhiên của loài thủy sản. Sự thay đổi mực nước trong hồ diễn ra theo mùa và được điều tiết của sự vận hành của nhà máy thủy điện nên việc kiểm soát mức nước trong hồ khá dễ dàng cho việc phân khu chức năng đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản.. Trong nghiên cứu này đã xác định được tổng cộng có 106 loài cá, trong đó có 89 loài được xác định thông qua việc thu mẫu và định loại trực tiếp, 75 loài được xác định từ việc theo dõi sản lượng mẻ khai thác của ngư dân thuộc 25 họ và 8 bộ. Trong tổng số 106 loài cá này có 14 loài cá nằm trong danh mục các loài quý hiếm và nguy cấp, chiếm tỷ lệ 13,2%; có 12 loại cá ngoại lai xuất hiện, chiếm 11,3%, 56 loài cá có giá trị kinh tế, chiếm 52,8%. Các loài cá bản địa có giá trị kinh tế nhất hiện nay là cá Thát lát, cá Còm, cá Mè vinh, cá He, cá Lăng, cá Bống tượng, cá Lóc và cá Rô. Ước tính, tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trong hồ đạt trên 6.525 tấn/năm, trong đó, sản lượng cá đạt trên 5.472 tấn. Có 1.116 hộ ngư dân thuộc 11 xã hiện sống xung quanh hồ liên quan mật thiết đến việc sử dụng nguồn nước trong hồ để khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản trong hồ rất đa dạng và phong phú về ngành nghề khai thác cũng như khu vực đánh bắt nhưng hầu hết vẫn còn hoạt động dưới dạng quy mô nhỏ và tập quán canh tác độc lập. Trên cơ sở điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái học của khu hệ cá và yếu tố kinh tế, xã hội hồ Trị An, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các phân khu chức năng sau: Phân khu chức năng bãi cá đẻ – bảo vệ nghiêm ngặt tại khu vực Sa Mách với diện tích 3.054 ha; Phân khu chức năng nuôi cá lồng bè tại 4 khu vực gồm khu vực thác Trời, thị trấn Vĩnh An, Mã Đà và Suối Tượng; Phân khu chức năng hành chính, dịch vụ và du lịch khu vực Mã Đà. Đặc biệt, dự án đã đề xuất các giải pháp quản lý phân khu chức năng. Đó là, rà soát lại hoạt động của tất cả các ngành nghề khai thác, đánh giá tác động của các loài ngư cụ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và đang dạng sinh học ở hồ Trị An làm cơ sở cho việc phân khu vực khai thác, thời gian khai thác, các ngành nghề được khai thác theo không gian và thời gian. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa Khu Bảo tồn, Chi cục Thủy sản và chính quyền địa phương về công tác bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản và có biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm. Đồng thời đưa ra các quy định và các biện pháp ngăn chặn, tuyên truyền đến người dân không khai thác và nuôi trồng thủy sản trong các khu vực eo ngách vào mùa khô dưới bất kỳ hình thức và loại hình nào. Cần sớm có nghiên cứu thực địa để xây dựng khu vực cấm khai thác, khu vực bảo vệ bãi đẻ của cá thông qua các pano và áp phích. Một giải pháp nữa là xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá, chia sẻ lợi ích, sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi thủy sản trên hồ. Khảo sát đánh giá lại hiện trạng nghề nuôi lồng bè một cách khoa học về mặt kỹ thuật và quy hoạch, điều chỉnh lại mật độ lồng bè cho từng vùng nuôi cụ thể nhằm giảm thiệt hại rủi ro xảy ra trong quá trình nuôi và làm tăng vẻ mỹ quan trong vùng nuôi của lòng hồ. L.H
Nguồn: dost-dongnai.gov.vn
GS Ngô Bảo Châu: ‘Tôi không quá quan trọng kết quả học, điểm số của con mình’Trong lần hiếm hoi nói về gia đình và việc giáo dục con, GS Ngô Bảo Châu cho biết […]
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho biết, Sở vừa ban hành kế hoạch phân bổ sử dụng vaccine phòng Covid-19 đợt 12 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong đợt này, […]
Sở Y tế vừa ban hành quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine cho người lao động của doanh nghiệp 3 […]
Ngày 5-10, Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cho hàng ngàn người dân trên địa bàn tỉnh về quê theo nguyện vọng. 15-5-10-2021-nam.jpg Hàng ngàn người dân được […]
Ngày 24-9, Tại H.Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn về tình hình thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, […]
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Tỉnh tháo gỡ khó khăn cho phương tiện lưu thông thuận lợi. Ảnh minh họa […]
Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử (DTLS) trên địa bàn TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã trở […]
Đến với hồ Khe Tân vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. […]
Ngay từ khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã khẩn trương thành lập Tổ Công tác […]
Nằm trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, ngày 29/8, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình nấu nước uống chanh-sả-gừng, đóng chai và chuyển đến trao tặng […]
Chiều ngày 03/9, thành phố Biên Hòa đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 251 người dân thuộc nhóm đối tượng là cán bộ hưu trí, người trên 65 tuổi tại phường Thống […]
Ngày 2-9, Công an TP.Biên Hòa đã tiến hành làm việc với Nguyễn Minh Tiến (27 tuổi, ngụ KP.8B, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) để điều tra về hành vi đăng tải thông tin sai sự […]
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa vừa tổ chức đến thăm hỏi, động viên và trao nhu yếu phẩm cho các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên […]
“Siêu phường” Trảng Dài có vùng phong tỏa toàn bộ các khu phố 2, 2A, 3A, 4, 4A, 4B, 4C, 5, 5A và một phần khu phố 3 với tổng cộng 30.554 hộ dân, 111.163 […]
Ngày 2-9, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, […]
Báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch covid-19 tỉnh cho biết, trong ngày 4-9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.290 ca nhiễm COVID-19, đây là ngày có số ca ghi […]